Hiện nay, cụm từ hầu đồng được nhắc đến khá nhiều, đặc biệt là trên mạng xã hội. Vậy hầu đồng là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến hầu đồng và hầu đồng dưới góc nhìn pháp lý để xem đó có phải là mê tín dị đoan hay không.
Hầu đồng là gì?
Hầu đồng còn được gọi là hầu bóng hay nhảy đồng, đây là một nghi lễ, một hiện tượng tâm linh. Do còn ẩn chứa nhiều điều “huyền bí” nên bị nhiều người coi chỉ là trò “mê tín”, “lố lăng”. Tuy nhiên, đó chỉ là “cảm nhận” của những người chưa biết gì, chưa hiểu rõ về hầu đồng.
Cô đồng là ai
Khi nhắc đến hầu đồng chắc chắn có liên quan đến cô đồng, vậy cô đồng là ai? Đó là người thực hiện một nghi lễ trong tín ngưỡng tôn giáo. Hiểu một cách đơn giản, hành động hầu đồng là một hình thức giao tiếp với thần linh thông qua trung gian là cô đồng.
Tín ngưỡng dân gian tin rằng những vị thần có thể nhập vào cơ thể của một người phù hợp. Từ đó có thể chữa được bách bệnh, dự đoán vận mệnh tương lai, trừ tà, … Cô đồng chính là người đứng ra hầu đồng để liên kết với thần linh.
Thanh đồng là ai
Để hiểu rõ được hầu đồng là gì thì bạn cũng cần biết về thanh đồng. Thanh đồng là đồng hầu, người ở trong trường hợp này chỉ có một vị đầu đồng thủ mệnh và các thanh đồng buộc phải tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt. Đó là không mở phủ và không tự ý cúng kính lễ bái cầu an, khất đồng, giải hạn hay trình đồng cho người khác trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Đồng bóng là gì
Đồng bóng thường được sử dụng để chỉ tính cách của con người. Chỉ sự cầu toàn thái quá hay nhạy cảm thái quá. Đồng bóng có nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào lời nói hay hành động thì tính cách đồng bóng được thể hiện khác nhau.
Bản thân của mỗi người đều có mang trong mình tính cách đồng bóng này. Chỉ là khác nhau ở thời điểm và mức độ đồng bóng thể hiện ra bên ngoài như thế nào mà thôi!
Ý nghĩa của việc hầu đồng là gì?
Hầu đồng là cách mà thanh đồng mở cánh cửa tìm kiếm đúng về bản chất con người sâu bên trong mình. Người có căn quả ra hầu đồng tứ phủ, trước tiên cần phải hiểu: Nhập đạo không phải vì sự độ trì của chư Thánh, hay là để nâng cao năng lực thần thông mà là nhập đạo hầu đồng để học hỏi. Lên đồng hầu thánh là một hành trình tìm kiếm Tâm linh và đi tìm lại chính bản thân mình.
Bởi vậy, lên đồng không chỉ có nghĩa là diễn xướng một cách đơn thuần, mà là quá trình chuyển hóa cái tâm mình từ cuộc sống Vô Minh không nhận thức được đúng sai thành trí tuệ, thành thánh đức để nhìn vào các tấm gương của chư Thánh, học theo chư Thánh, khám phá Đạo cơ. Để cuộc sống đời thường được chuyển hóa mang tới hạnh phúc cho mình, cho những người xung quanh, cho Thân Tâm Thanh Thản An Lạc.
Những ai có thể hầu đồng
Đa số những người hầu đồng đều do hoàn cảnh bản thân thúc ép, do di truyền từ gia tộc hoặc bản tính có căn đồng. Người nào có “căn” mà chưa ra hầu Thánh thì thường sẽ hay bị bệnh tật, ốm đau, mà đây là thứ bệnh “âm”, chữa trị bằng thuốc cũng không khỏi. Khi làm ăn thường thất bát, thua thiệt đủ thứ. Dân gian gọi hiện tượng này là “cơ đày”, tức là người đang bị Thánh đày ải. Ra đồng rồi thì sức khỏe sẽ hồi phục, làm ăn được hanh thông.
Một khi đã bị Thánh nhập, tức là ra trình đồng rồi thì hàng năm, tuỳ theo lịch tiết, đặc biệt khi vào dịp “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, các Bà đồng, Ông đồng phải tổ chức làm lễ Lên đồng. Trong nghi lễ như vậy, theo quan niệm của dân gian, các vị Thánh từ các miền khác nhau của vũ trụ sẽ bay về nhập hồn vào thân xác các Bà, Ông đồng.
Hầu đồng tốn hết bao nhiêu tiền?
Ngoài quan tâm hầu đồng là gì, người ta còn quan tâm chuyện tốn bao nhiêu tiền để hầu đồng. Trong một buổi hầu, thường phải bỏ ra nhiều chi phí gồm tiền chuẩn bị cỗ, tiền chuẩn bị các giá đồng và tiền ban thánh.
Ngoài ra còn phải tính cả tiền đi lại, ăn ở… nếu hầu đồng ở các địa phương khác.
- Tiền cỗ: Bao gồm tiền nhang, vàng, hương, rượu chè, hoa quả, bánh trái… và các đồ được bày trên mâm cỗ của buổi hầu đồng.
- Tiền chuẩn bị các giá đồng: Gồm tiền chuẩn bị quần áo và trang sức đi kèm…
- Tiền ban thánh: Ngoài trả tiền cho những người đi theo hầu, người đánh đàn, kéo sáo thì khi Thánh ban lộc, trước kia thường sẽ thưởng cả hoa quả, bánh kẹo… và tiền lẻ. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người quan niệm rằng giá đồng càng nhiều tiền thì công việc, việc cần cầu sẽ càng trôi chảy hơn… Do đó, số tiền bỏ ra có thể là rất lớn.
Hầu đồng có phải là mê tín dị đoan không?
Nhiều người biết rằng lên đồng phán truyền là một hành vi mê tín dị đoan. Tuy nhiên, lên đồng phán truyền và hầu đồng là hai hoạt động riêng biệt và hoàn toàn khác biệt về bản chất.
Nếu bạn hiểu rõ hầu đồng là gì thì sẽ biết chắc rằng đây không phải là mê tín dị đoan. Hầu đồng đã là một trong những hoạt động tín ngưỡng có từ xa xưa, là nét đẹp văn hoá truyền thống của Việt Nam ta. Hiện nay, hầu đồng đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là một di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và đang được chuẩn bị hồ sơ để trình lên UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể nhân loại.
Còn lên đồng là hoạt động giả thần, giả thánh nhập vào người để truyền những thông tin không đúng sự thật nhằm mê hoặc người khác, cầu lợi cho mình và hãm hại người khác.
Có thể thấy, lên đồng là một hành vi lợi dụng nghi lễ hầu đồng để “lừa đảo” vì lợi ích của cá nhân và là hành vi mê tín dị đoan. Trái ngược hoàn toàn với hầu đồng là một nghi thức tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc, thực hiện để xin sự an lành cho bản thân.
Lời kết
Qua bài viết trên bạn đã hiểu hầu đồng là gì và ý nghĩa của hầu đồng hay chưa. Đây vốn là một nét tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc ta, đừng vì mê tín dị đoan mà để bản thân tin vào những hiện tượng tâm linh khác nhé.