Tiêu chuẩn đào đất hố móng trong xây dựng công trình

  • Post category:Xây dựng

Đào đất hố móng là bước đầu tiên khi bắt đầu làm móng và cũng là bước quan trọng trong quá trình xây dựng của mỗi công trình khi mà việc đào đất hố móng liên quan trực tiếp tới cấu trúc và độ bền của công trình. Song, để có thể thực hiện tốt công việc đào đất hố móng chúng ta cần phải lưu ý những việc cần thiết như: những tiêu chuẩn đào đất hố móng, cách tính khối lượng như thế nào, biện pháp thi công, cũng như một số những điều cần chú ý khi thi công đào đất hố móng.

Những điều cần biết trong tiêu chuẩn đào đất hố móng 

Để tạo thuận lợi cho quá trình thi công xây dựng công trình cần phải tiến hành giải tỏa toàn bộ những chướng ngại vật xung quanh.

Trước khi đào đất hố móng cần phải xây dựng một hệ thống thoát nước bề mặt nhằm ngăn chặn không cho nước chảy vào hố móng được đào. Tùy theo từng địa hình và tính chất công trình để đảm bảo việc đào mương, làm rãnh có tiết diện và độ dốc thoát nước được nhanh khi gặp mưa cũng như các nguồn nước khác.

Khoảng cách đặt ván khuôn móng, neo chằng và tăng 0,2m. Ngoài ra, bề rộng kết cấu và lớp có chức năng chống ẩm tối đa phải bằng với bề rộng của đáy móng và móng độc lập.

Khi đào hố móng công trình cần phải giữ lại một lớp bảo vệ. Lớp bảo vệ nhằm chống rủi ro phá hoại của thiên nhiên như: mưa gió và nhiệt độ… Lưu ý rằng khi công trình bắt đầu xây dựng thì lớp bảo vệ này mới được phép gỡ bỏ đi.

Tiêu chuẩn đào đất hố móng trong xây dựng công trình

Đối với hố móng nằm sâu dưới mực nước ngầm, cần có những biện pháp giảm mực nước ngầm không được quá cao. Chúng ta có thể sử dụng biện pháp như dùng rãnh ngầm, rãnh lộ thiên, hay thực hiện bơm nước liên tục ngăn không cho mực nước ngầm quá cao.

Đối với trường hợp tại đáy móng buộc phải có công nhân làm việc, thì phải đảm bảo khoảng cách tối đa giữa kết cấu móng và vách hố móng nhất định phải hơn 0,7m.

Xem thêm:   Từ điển tiếng anh xây dựng được sử dụng phổ biến nhất

Đối với trường hợp nếu đất có lẫn đá mồ côi và đá tảng thì việc đào quá cao trình thiết kế cần được thay thế bằng những vật liệu cùng loại hoặc cát sỏi. Đặc biệt chú ý không được đào sâu quá cao trình thiết kế khi hố móng là đất mềm.

Đối với trường hợp đào ở những nơi có người và phương tiện giao thông qua lại, bắt buộc phải lắp đặt biển cảnh báo nguy hiểm. Đối với những hố móng có vách thẳng đứng mà không được gia cố tạm thời, thì thời gian thi công móng phải được rút ngắn hết mức có thể.

Đối với trường hợp khi đào hố móng bên cạnh hoặc sâu hơn mặt móng của những công trình đang sử dụng cần phải có những biện pháp chống sụt lở, lún nhầm hạn chế và ngăn chặn làm công trình xung quanh bị biến dạng. Chính vì thế mà chúng ta cần phải có các bản vẽ thi công cho từng trường hợp cụ thể.

Tiêu chuẩn đào đất hố móng trong xây dựng công trình

Khối lượng đào đất hố móng được tính ra sao?

Khối lượng đào đất hố móng được tính dựa vào mét khối và khối lượng đào đất hố móng phụ thuộc vào hình dạng của từng hố móng. Chính vì thế mà tùy mỗi hố móng khác nhau mà áp dụng công thức cho phù hợp. 

Cách tính đó là: V = 1/3H x (S1 + S2 + SQRTS1 x S2). Trong đó H là chiều cao; S1, S2 là diện tích đáy lớn và đáy nhỏ; SQRTS1 x S2 là căn bậc 2 của S1 x S2

Ngoài ra, việc tính khối lượng đất được đào còn giúp chủ đầu tư  xác định được chi phí cần bỏ ra khi thực hiện. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp khối lượng đất thanh toán sẽ chênh lệch so với khối lượng đất đã tính toán ban đầu. Các con số tương ứng cho từng trường hợp cụ thể như:

– Đào hố móng có sử dụng vòng vây hay cọc ván.

– Đào hố móng ở vị trí hố móng lộ thiên hay trên cạn.

Nếu nhà thầu tự ý đổ đất mà không tuân thủ theo quy định thì phần khối lượng đào đất lấp không được tính.

Hơn nữa, khối lượng do đào sâu quá quy định do những vấn đề phát sinh trong quá trình đóng cọc hay bổ sung các vật liệu khi xảy ra sụt lở đất trong quá trình đào do nhà thầu gây ra thì khối lượng đào hố móng công trình được xác định sẽ không bao gồm các yếu tố đó.

Xem thêm:   Quy cách thép v tiêu chuẩn hiện nay

Tiêu chuẩn đào đất hố móng trong xây dựng công trình

Biện pháp thi công đào đất hố móng

– Đầu tiên để chuẩn bị đào đất hố móng cần phải được đảm bảo: Mặt bằng đã được giải phóng (nhà cử, cây cối… cần phải được phá vỡ, di dời trước khi tiến hành đào đất.), xây đường tạm thời để di chuyển, tưới nước ở trên bề mặt và mực nước ngầm đảm bảo không xảy ra hiện tượng ngập úng trong quá trình thi công, dựng khuôn viên công trình để thuận lợi cho công việc thi công đất.

– Bước tiếp theo là tiến hành thi công đào đất để đặt móng bao gồm: 1. San mặt bằng công trình (Trường hợp công trình có diện tích rộng. Lúc này nhà thầu sẽ sử dụng máy cạp, máy ủi cùng tiến hành làm việc), 2. đào đất lên tạo hố móng. Có cả thảy 7 loại đất thường gặp: đất cát, đất pha cát, đất sét, đất sét chắc, đất thịt, đất thịt chắc và cuối cùng là đất lẫn sỏi sạn. Tùy theo mỗi loại đất mà độ sâu cần đào cũng sẽ không giống nhau. Thông thường độ sâu và kích thước hố sẽ được khảo sát và nêu rõ bên trong bản vẽ thi công. 3. Tiến hành thi công các trụ móng.

Tiêu chuẩn đào đất hố móng trong xây dựng công trình

Một số lưu ý trong tiêu chuẩn đào đất hố móng

Để tiến hành thi công đất hiệu quả cần lựa chọn những dụng cụ phù hợp với từng loại đất. Nếu nền đất yếu nhà thầu phải gia cố trước khi tiến hành đào hố móng.

Nên thường xuyên quan sát, nhắc nhở nhà thầu trong việc đo vẽ và tuân thủ yêu cầu của bản thiết kết.

Sau khi đào đất hố móng cần đảm bảo việc dọn sạch hố móng và đầm lớp đất đáy móng để có độ chặt. Sau đó mới tiến hành thực hiện đổ bê tông lót móng.

Trên đây là toàn bộ thông tin và lưu ý trong tiêu chuẩn đào đất hố móng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu sâu hơn để giám sát các công trình đào hố móng được chuẩn xác.

Trả lời