Các quy trình và sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng chuẩn nhất

  • Post category:Xây dựng

Có thể nói quy trình và sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng được coi là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng. Để có được một công trình chất lượng luôn đòi hỏi người chủ doanh nghiệp cần kiểm định, giám sát chất lượng. Vậy quy trình và sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng luôn là điều cần phải thực hiện.

Tổng quan về sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng

Quản lý chất lượng đối với công trình xây dựng được xem là chủ thể hoạt động xây dựng thực hiện, chuẩn bị đầu tư khai thác và xây dựng công trình. Đây cũng là một trong những mục đích để đảm bảo những yêu cầu liên quan tới an toàn, chất lượng của công trình.

sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng

 

Các nhà thầu theo đó mà có những trách nhiệm sau:

– Lập danh sách và thông báo tới chủ đầu tư để hệ thống quản lý, chất lượng, chính sách nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình.

– Cần quản lý, tiếp nhận các mặt bằng xây dựng.

– Cần bố trí thiết bị thi công và nhân lực.

– Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra sản phẩm xây dựng, vật liệu và các thiết bị công trình, công nghệ trong nước trước khi thi công.

– Cần khắc phục và xử lý những khuyết điểm, sai sót liên quan tới vấn đề chất lượng thi công.

– Thực hiện một số trách nhiệm về quản lý chất lượng chế tạo, mua sắm, sản xuất vật liệu, thiết bị và vật phẩm dùng trong công trình.

Xem thêm:   Thanh lý hợp đồng là gì? Và biên bản thanh lý hợp đồng trong xây dựng là như thế nào?

-Cần kiểm soát chất lượng lắp đặt thiết bị và công việc xây dựng. 

– Thi công xây dựng đúng theo hợp đồng đã thỏa thuận.

– Thực hiện quan trắc, trắc đạc, công trình theo đúng yêu cầu đề ra. 

– Báo cáo chất lượng cũng như tiến độ công trình. 

sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng

 

– Cần lập bản vẽ hoàn công

– Hoàn trả di chuyển vật tư, mặt bằng, máy móc sau bàn giao, nghiệm thu công trình theo đúng yêu cầu.

– Cần lập nhật ký liên quan tới xây dựng, thi công công trình

– Yêu cầu chủ đầu tư về việc nghiệm thu và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để nghiệm thu.

Thách thức mà chủ thầu gặp phải khi quản lý về chất lượng của công trình

Có thể nói lượng nhân công lớn nên các chủ thầu gặp khó khăn trong khâu quản lý cũng như chất lượng, khả năng làm việc của mỗi người. Đây cũng là ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Ngoài ra, có nhiều loại vật liệu, các bộ khác nhau nên chủ đầu tư gặp khó khăn trong quản lý toàn bộ chất lượng của từng loại. Điều này có thể xảy ra trong tình trạng mất mát, hao hụt hay sử dụng những nguyên vật liệu kém chất lượng.

 Một vấn đề nữa là chất lượng cấu kiện như thiết bị xây dựng, máy móc là một điều nan giải. Các nhà thầu khó nắm bắt được các hiệu quả cũng như chất lượng của mỗi thiết bị vận hành. Chất lượng cấu kiện trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình. Khi  máy móc gặp vấn đề thì hiệu quả lao động cũng giảm sút theo. Từ đó chất lượng công trình cũng là một vấn đề yếu kém.

Xem thêm:   Một bản vẽ xin phép xây dựng bao gồm những gì?

Công trình xây dựng thường bao gồm các bộ phận và hạng mục khác nhau. Những hạng mục này đa phần thường không có tính chất chung. Vì vậy, khi giám sát tổng thể khó mà thực hiện được từng hạng mục của bộ phận. Dẫn tới quá trình xây dựng và vận hành từng bộ phận nhỏ với tổng thể cả công trình đề không được dễ dàng và linh hoạt.

Một số số quy tắc cần đảm bảo khi quản lý chất lượng đối với các công trình xây dựng

Công trình xây dựng thường được kiểm soát về mặt chất lượng theo quy định 46. Bên cạnh đó việc thực hiện chuẩn bị đầu tư xây dựng, sử dụng và quản lý công trình còn liên quan đến pháp luật. Mục đích cuối cùng làm đảm bảo an toàn cho tài sản, con người, công trình và các thiết bị.

Các hạng mục công trình xây dựng trước khi đưa vào sử dụng cần được khai thác thí nghiệm thu đảm bảo về yêu cầu thiết kế xây dựng, quy chuẩn về kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và yêu cầu hợp đồng.

Một trong những trách nhiệm của chủ đầu tư là tổ chức việc quản lý chất lượng phù hợp của công trình với các hình thức giao thầu, quản lý các dự án, đầu tư các nguồn vốn và quy mô khi thực hiện đầu tư xây dựng.

Một số sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng:

sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng

 

Trước khi làm sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng bạn cần lưu ý một số những điều như đã nên ở trê. Đây là một trong những công việc của nhà quản lý, bạn cần nắm và hiểu rõ. Chúc bạn luôn thành công trong sự nghiệp quản lý của mình.

Trả lời